Bài vừa đăng


Tai biến mạch máu não thường dẫn đến giảm tổng hợp protein trong não, đặc biệt ở vùng xung quanh vị trí nhồi máu. Vì vây, bệnh nhân tai biến mạch máu não cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để bệnh mau chóng hồi phục. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng sau tai biến mạch máu não do thiếu máu bên cạnh các điều trị đặc hiệu. Cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến như sau:

Cân đối bột - đạm
Tai biến mạch máu não ngày càng phổ biến và ở mọi lứa tuổi. Bệnh được chia thành hai loại: tai biến mạch máu não do thiếu máu và tai biến mạch máu não do xuất huyết.
Người bệnh bị giảm lưu lượng máu nuôi đến vùng nhồi máu, bị thiếu chất dinh dưỡng do ăn uống kém... dẫn đến tình trạng giảm tổng hợp protein tại các tế bào não, càng làm giảm khả năng phục hồi sự hư tổn ở tế bào não. Chưa kể, cơ thể lại gia tăng nhu cầu năng lượng và các dưỡng chất do phản ứng viêm.
Do vậy, ở bệnh nhân khi đã ổn định (7-14 ngày sau tai biến), có thể ăn bằng đường miệng hay nuôi qua ống sonde dạ dày, cần được bổ sung bữa ăn nhiều chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa...) với lượng đạm và tinh bột cân đối sao cho năng lượng từ tinh bột không quá 2,5 lần so với năng lượng từ chất đạm - tức không cung cấp quá nhiều tinh bột.
Nếu cung cấp quá nhiều tinh bột so với đạm sẽ làm chậm phục hồi tổn thương não liên quan đến chuyển hóa chất tinh bột tại não. Năng lượng cần được cung cấp là khoảng 25 kcal/kg cân nặng, năng lượng từ đạm nên chiếm 20-25% và từ tinh bột chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu năng lượng.
Ví dụ một người 60kg, khẩu phần ăn cần năng lượng khoảng 1.500 kcal, lượng đạm cần khoảng 80 gam, lượng tinh bột cần khoảng 188 gam. Từ đó tính ra thực đơn thì mỗi bữa ăn chính ngoài rau củ, cần khoảng một chén cơm và 65 gam thịt cá.
Tăng cường các chất chống oxy hóa
Sau tai biến, lượng gốc tự do sinh ra nhiều từ các tế bào viêm khiến tình trạng tổn thương càng nặng. Cho nên, trong khẩu phần người bệnh sau tai biến cần cung cấp đủ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa hoặc sẽ được chỉ định bổ sung vitamin C, E.
Vitamin E có nhiều trong các loại hạt (hạt hướng dương, hạt dẻ, đậu phộng), các loại dầu ăn (dầu hạt hướng dương, dầu bắp, dầu đậu nành, trong các loại rau màu xanh đậm).
Vitamin C có nhiều trong nước ép cam, bưởi; các loại trái cây và quả như kiwi, dâu, cà chua; rau củ như bông cải, bắp cải, khoai tây, các loại đậu hạt...
Đủ kẽm
Cung cấp đủ kẽm giúp giảm phù não do thiếu máu và làm giảm thể tích nhồi máu não. Người bệnh cần ăn thực phẩm giàu chất kẽm như thịt heo, thịt bò, gia cầm và cá mỗi ngày trong thời gian hồi phục.
Tai biến mạch máu não có thể tái phát lần hai và lần ba sau đó. Để phòng tránh tai biến mạch máu não, mọi người cần hạn chế ăn mặn để tránh tăng huyết áp và tập thể dục điều độ. Bên cạnh đó nên kết hợp uống An Cung Rùa Vàng, giúp bệnh nhân tại biến nhanh chóng phục hồi các di chứng để lại và phòng ngừa đột quỵ tái phát. Liên hệ tư vấn dùng thuốc: 0963. 63 63 01


Tôi Mắc Bệnh Rối Loạn Tiền Đình Có Nguy Hiểm Không?
Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
Khi mắc phải những triệu chứng rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến khám ở chuyên khoa nội thần kinh, hoặc chuyên khoa tai - mũi - họng, để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân mà có hướng chữa trị thích hợp. Việc chữa trị rối loạn tiền đình phần lớn là điều trị nội khoa và cần đề phòng, tránh để bệnh tái phát, nhất là với rối loạn tiền đình ngoại biên. 

Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.
Não bộ tiếp nhận, phân tích, phối hợp các tín hiệu này để giữ vững cơ thể. Khi não bộ không sử dụng được các tín hiệu này, hoặc các tín hiệu không rõ rệt, trái ngược nhau thì ta sẽ bị mất thăng bằng. Say sóng khi đi tàu biển, chóng mặt khi ngồi xe là do cùng nguyên tắc. Ngồi trong máy bay gặp gió bão, máy bay chòng chành, ta không nhìn thấy thay đổi bên ngoài nhưng tai tiếp thu sự giao động, ta thấy choáng váng, xây xẩm. Người ta gọi đó là bệnh Rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Các dấu hiệu Rối loạn tiền đình:
- Có cảm giác là cơ thể hoặc sự vật xung quanh đang quay hoặc di động;
- Mất thăng bằng, đi đứng không vững;
- Phải vịn vào vật tựa nào đó mới đứng lên và bước tới được;
- Đầu nhẹ tâng tâng;
- Muốn xỉu ngã;
- Yếu, mệt;
- Kém tập trung;
- Mắt mờ khi quay cổ, cử động đầu;
- Buồn nôn, ói mửa;
Rối loạn tiền đình tuy không nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Để lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh lý khác như thần kinh, tim mạch hoặc huyết áp thấp...
Nguyên nhân
Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống...), tuần hoàn kém và các vấn đề thần kinh, tâm lý, tạo máu.
Việc khống chế những cơn chóng mặt “khủng khiếp” là rất cần thiết và phải kịp thời. Để người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa. Nếu buồn nôn thì cho nôn hết ra, nhưng sau đó phải cho uống bù nước và điện giải; orezol là dung dịch được lựa chọn. Xen kẽ cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng. Việc dùng thuốc nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị rối loạn tiền đình bằng cách nào?
An cung Rùa Vàng đã được sử dụng để điều trị chứng xuất huyết não, liệt toàn thân, liệt tay chân, khiếm khuyết về ngôn ngữ, khó nuốt, hôn mê, tâm thần, chứng tê liệt ở mặt. Bài thuốc này cũng được dùng để điều trị các chứng cao huyết áp, tim đập nhanh, hô hấp khó, tinh thần bất an, đau co giật cấp và mãn tính, rối loạn thần kinh thực vật, bất tỉnh nhân sự. Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn Rùa Vàng giúp ngăn ngừa hiện tượng chảy máu não, hỗ trợ điều trị cho người bị Rối loạn tiền đình, đau đầu, thiếu máu não, phụ nữ tiền mãn kinh. Liều dùng cụ thể sẽ được bác sĩ tư vấn khi quý khách mua thuốc. Liên hệ tư vấn: 0963.63 63 01


Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trưởng thành thường chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều. Rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng ở đối tượng lao động trí óc. Người bị rối loạn tiền đình do thiếu máu não có nguy cơ đột qụy cao.
Khi bị rối loạn tiền đình sẽ biểu hiện chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đặc biệt là khi thay đổi tư thế, khi đó người bệnh phải giữ nguyên không dám cựa quậy. Ngoài ra, bệnh nhân bình thường hoặc có biểu hiện mất thăng bằng.
Rối loạn tiền đình là bệnh lý và rất hay tái phát, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình ngoại biên: Biểu hiện của bệnh như chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Bên cạnh đó rối loạn tiền đình ngoại biên còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…
Rối loạn tiền đình trung ương: Là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch…
Nguyên nhân
- Người già do một số cơ quan bị suy giảm nên thường có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn ở những người trẻ.
- Người béo hay người gầy quá đều có thể gây rối loạn tiền đình.
- Thiếu máu với phụ nữ có thể do sau khi sinh, còn đối với nam giới có thể do chấn thương gây mất máu nhiều. Hoặc cũng có thể do mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu mất máu quá nhiều.
- Quan hệ tình dục không đều đặn.
- Thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng.
- Áp lực công việc lớn, phải ngồi lâu trước máy vi tính.
- Huyết áp thấp khiến lượng máu lên não không đủ cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
- Uống rượu quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
- Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất, hoặc nhiễm độc do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
Những người dễ mắc bệnh tiền đình
Theo nhận định của GS.TS Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, giới văn phòng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình rất cao do làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ít vận động và thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, phòng lạnh kín nên cột sống vùng cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến rối loạn điều hòa máu lên não…
Do đó để phòng ngừa bệnh, tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước máy vi tính, không nên ngồi lâu một chỗ trong phòng. Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít nước một ngày. Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50-100 lần.
Người bệnh cũng không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt....
Chóng mặt ít khi là triệu chứng của một bệnh lý trầm trọng, nhưng nếu thấy xuất hiện một trong các triệu chứng sau như nhức đầu đột ngột, sốt từ 380C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác... thì nên đi khám ngay.
Bệnh nhân cần thiết phải đi khám, vì ngoài rối loạn tiền đình, các triệu chứng và dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.



Bài Thuốc Dùng Trong Điều Trị Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não

Tai biến mạch máu não là trạng thái đột nhiên bất tỉnh, đồng thời có thể xuất hiện liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, lưỡi cứng, nói khó hoặc không nói được… Thường gặp nơi những người hư yếu, người cao tuổi, huyết áp cao…
Bệnh có thể xảy quanh năm nhưng mùa đông và mùa xuân gặp nhiều hơn.
Tai biến mạch máu não thường gây nên tai biến chính là: Mạch máu não bị ngăn trở hoặc xuất huyết não sẽ làm cho não tủy bị tổn thương. Thường thấy có những biểu hiện sau:
- Hôn mê: thường thấy ngay từ đầu. Nếu nhẹ thì tinh thần hoảng hốt, mê muội, thích khạc nhổ hoặc ngủ mê man. Nếu nặng thì hôn mê, bất tỉnh. Có bệnh nhân lúc đầu còn tỉnh táo, vài ngày sau mới hôn mê. Đa số bệnh nhân khi hôn mê kèm nói sảng, vật vã không yên.
- Liệt nửa người: Nhẹ thì cảm thấy tay chân tê, mất cảm giác, tay chân không có sức. Nặng thì hoàn toàn liệt. Thường chỉ liệt một bên và đối xứng với bên não bị tổn thương. Đa số liệt dạng mềm, chỉ có một số ít liệt dạng cứng, co rút. Thường lúc đầu bị liệt dạng mềm rũ, tay chân không có sức, nhưng một thời gian sau, lại bị co cứng, các ngón tay, chân không co duỗi được.
- Miệng méo, Lưỡi lệch: thường gặp ở giai đoạn đầu kèm chảy nước miếng, ăn uống thường bị rớt ra ngoài, khó nuốt.
- Nói khó hoặc không nói được: Nhẹ thì nói khó, nói ngọng, người bệnh cảm thấy lưỡi của mình như bị cứng. Nếu nặng, gọi là trúng phong bất ngữ, không nói được. Thường một thời gian sau chứng khó nói sẽ bình phục dần.
Biến chứng
Sách “Kim Quỹ Yếu Lược” khi bàn về chứng Tai biến mạch máu não chủ yếu phân ra nặng nhẹ, nông sâu để phân biệt. Trương Trọng Cảnh cho rằng: “Tà ở lạc thì da thịt bị tê, tà ở đường kinh thì nặng nề, tà vào phủ thì hôn mê bất tỉnh, tà vào tạng thì lưỡi cứng khó nói, sùi bọt mép”. Sau này, các sách cũng theo cách phân chia này để dễ trình bày.
Tuy nhiên dựa vào triệu chứng lâm sàng, có thể phân làm hai trường hợp sau:
1. Chứng bế: Hai tay nắm chặt, hàm răng cắn chặt, thở khò khè như kéo cưa, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hồng, Sác, Huyền là Chứng Bế loại dương chứng. Nếu nằm yên, không vật vã, thở khò khè, rêu lưỡi trắng trơn mà có nhớt, mạch Trầm Hoãn, là Chứng Bế loại âm chứng
2.Chứng thoát: Mắt nhắm, miệng há, thở khò khè, tay chân duỗi ra, nặng thì mặt đỏ, mồ hôi ra thành giọt, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Vi, Tế, muốn tuyệt. Đây là dấu hiệu dương khí muốn thoát, bệnh tình rất nguy hiểm.

Nguyên tắc điều trị
Tai biến mạch máu não là chứng cấp, xảy ra đột ngột, vì vậy, phải chữa ngọn (tiêu) trước. Chú trọng đến việc khứ tà. Thường dùng phép bình Can, tức phong, thanh hóa đờm nhiệt, hóa đờm, thông phủ, hoạt huyết, thông lạc, tỉnh thần, khai khiếu. Thường phân ra chứng bế và thoát để dễ xử lý. Bế chứng: khứ tà, khai khiếu, tỉnh thần, phù chính. Thoát chứng: cứu âm cố dương. Đối với chứng “nội bế ngoại thoát” nên phối hợp khai khiếu, tỉnh thần với phù chính cố bản. Khi điều trị di chứng, thường thấy hư thực lẫn lộn, tà thực chưa giải hết đã thấy xuất hiện hư chứng, nên phù chính, khứ tà, thường dùng phép dục âm, tức phong, ích khí, hoạt huyết.
Điều trị:
Trên lâm sàng thường gặp các chứng sau:
1. Phong đờm ứ huyết:
Triệu chứng: Liệt nửa người, miệng méo, lưỡi lệch, lưỡi cứng, nói khó, nửa người giảm cảm giác, đầu váng, hoa mắt, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt hoặc trắng nhờn, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, thông lạc
Bài thuốc: Dùng bài Hóa Đờm Thông Lạc Thang

Bán hạ

Phục linh

Bạch truật

Nam tinh

Trúc hoàng

Thiên ma

Hương phụ

Đan sâm

Đại hoàng













Nếu huyết ứ nhiều, lưỡi tím tối hoặc có điểm ứ huyết, thêm Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược để hoạt huyết, hóa ứ. Rêu lưỡi vàng nhớt, phiền táo không yên, có dấu hiệu của nhiệt thêm Hoàng cầm, Chi tử để thanh nhiệt, tả hỏa. Đầu váng, đầu đau thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo để bình Can, tức phong.
2. Can dương thịnh:
Triệu chứng: Liệt nửa người, mửa người tê dại, lưỡi cứng, khó nói hoặc không nói được, hoặc miệng méo, chóng mặt đau đầu, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng đắng, họng khô, tâm phiền, dễ tức giận, nước tiểu đỏ, táo bón, rêu lưỡi đỏ hoặc đỏ tím, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Huyền có lực.
Điều trị: Bình Can, tả hỏa, thông lạc.
 Bài thuốc: Dùng bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm.

Thiên ma
8-12
Câu đằng
12-16
Thạch quyết minh
20-30
Chi tử
8-12
Hoàng cầm
8-12
Ngưu tất
8-12
Ích mẫu
12-16
T k sinh
20-30
Dạ G đằng
12-20
Bạch linh
12-20










Đầu váng, đau đầu thêm Cúc hoa, Tang diệp. Tâm phiền, dễ tức giận thêm Đơn bì, Bạch thược; Táo bón thêm Đại hoàng. Nếu thấy hoảng hốt, mê man, do phong hỏa bốc lên thanh khiếu, do tà từ kinh lạc chuyển vào tạng phủ, nên dùng Ngưu Hoàng Thanh Tâm Hoàn hoặc An Cung ngưu Hoàng Hoàn để khai khiếu, tỉnh thần. Nếu phong hỏa hợp với huyết bốc lên, nên dùng phép lương huyết, giáng nghịch để dẫn huyết đi xuống.
3. Đờm nhiệt:
Triệu chứng: liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, nói khó hoặc không nói được, nửa người giảm cảm giác, bụng trướng, phân khô, táo bón, đầu váng, hoa mắt, khạc đờm hoặc đờm nhiều, lưỡi đỏ tối hoặc tối nhạt, lưỡi vàng hoặc vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt hoặc Huyền Hoạt mà Đại.
Điều trị: Hóa đờm thông phủ.Bài thuốc:
Bài thuốc: Dùng bài Tiểu thừa khí thang

Đại hoàng

Mang tiêu

Quát lâu

Nam tinh

Đan sâm





















Nếu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt, táo bón, là dấu hiệu của nhiệt, thêm Chi tử, Hoàng cầm. Người lớn tuổi suy yếu, tân dịch suy kém, thêm Sinh địa, Mạch môn, Huyền sâm. Táo bón nhiều ngày không đi tiêu được đờm nhiệt tích trệ gây nên bứt rứt không yên, lúc tỉnh lúc mê, nói sàm, đó là trọc khí chư a trừ được, khí huyết bốc lên, xâm nhập vào não gây nên chứng phong trúng tạng phủ. Cần dùng phương pháp thông hạ
4. Khí hư huyết ứ:
Triệu chứng: Liệt nửa người, miệng méo, lưỡi lệch, nói khó hoặc không nói được, nửa người mất cảm giác, sắc mặt u tối, hơi thở ngắn, không có sức, chảy nước miếng, tự ra mồ hôi, hồi hộp, tiêu lỏng, tay chân phù, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng hoặc trắng nhạt, mạch Trầm Tế, Tế Sác hoặc Tế Huyền.
Điều trị: Ích khí, hoạt huyết, phù chính, khứ tà.
Bài thuốc: Dùng bài Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang.
Nói khó thêm Viễn chí, Thạch xương bồ, Uất kim để khứ đờm, thông khiếu.
Hồi hộp, suyễn khó thở, thêm Quế chi, Chích cam thảo để ôn kinh, thông dương.
Tay chân tê thêm Mộc qua, Thân cân thảo, Phòng kỷ để thư cân, hoạt lạc.
Tê chi trên thêm Quế chi để thông lạc.
Chi dưới yếu, không có sức thêm Tục đoạn, Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất để làm mạnh gân xương. Tiểu không tự chủ thêm Tang phiêu tiêu, Ích trí nhân để ôn Thận, cố sáp.
Huyết ứ nhiều thêm Nga truật, Thủy điệt, Quỷ tiễn vũ, Kê huyết đằng để phá huyết, thông lạc.
5. Âm hư phong động:
Triệu chứng: Liệt nửa người, miệng méo, lưỡi cứng, nói khó hoặc không nói được, nửa người tê dại, phiền táo, mất ngủ, chóng mặt, tai ù, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ sẫm hoặc đỏ tối, ít rêu hoặc không rêu, mạch Tế Huyền hoặc Tế Huyền Sác.
Điều trị: Tư dưỡng Can Thận, tiềm dương, tức phong.
Bài thuốc: Dùng bài Trấn Can Tức Phong Thang.

Ngưu tất
40
Long cốt
20
Qui bản
20
Huyền sâm
20
Xuyên luyện tử
8
Nhân trần
8
Giả thạch
40
Mẫu lệ
20
Bạch thược
20
Thiên môn
20
Mạch nha
8
Cam thảo
6






Có đờm nhiệt thêm Thiên trúc hoàng, Trúc lịch, Bối mẫu để thanh hóa đờm nhiệt.
Tâm phiền, mất ngủ thêm Hoàng cầm, Sơn chi để thanh tâm, trừ phiền
Thêm Dạ giao đằng Trân châu mẫu để trấn Tâm, an thần.
Đầu đau, đầu nặng thêm Thạch quyết minh, Hạ khô thảo để thanh Can, tức phong.
6. Đờm nhiệt nội bế thanh khiếu:
Triệu chứng: Bệnh bắt đầu đột ngột, hôn mê, liệt nửa người, mũi nghẹt, đờm khò khè, tay chân gồng cứng, co rút, gáy lưng và cơ thể nóng, bứt rứt không yên, tay chân lạnh, có khi nôn ra máu, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng nhờn, hoặc khô, mạch Huyền Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, hóa đờm, tỉnh thần, khai khiếu.
Bài thuốc: Dùng bài Linh Dương Giác Thang kèm dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn đổ cho uống hoặc thổi vào mũi.

Linh dương giác

Trân châu

Trúc nhự

Thiên trúc

Xương bồ

Viễn trí

Hạ khô thảo

Đan bì







Đờm nhiều thêm Trúc lịch, Đởm nam tinh. Nhiệt nhiều thêm Hoàng cầm, Sơn chi tử. Hôn mê nặng thêm Uất kim.
7. Đờm thấp che lấp tâm khiếu:
Triệu chứng:Cơ thể vốn bị dương hư, thấp đờm nội uẩn, khi phát bệnh thì hôn mê, liệt nửa người, tay chân mềm, không ấm hoặc lạnh, mặt trắng, môi xám, đờm dãi nhiều, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm, Hoạt hoặc Trầm Hoãn.
Điều trị: Ôn dương hóa đờm, tỉnh thần, khai khiếu.
Bài thuốc: Dùng bài Cổn Đờm Thang kèm dùng Tô Hợp Hương Hoàn đổ vào cho uống hoặc thổi vào mũi.

Bán hạ

Trần bì

Phục linh

Nam tinh

Trúc nhự

Xương bồ











Bán hạ, Trần bì, Phục linh kiện Tỳ, táo thấp, hóa đờm; Đởm nam tinh, Trúc nhự thanh hóa đờm nhiệt Thạch xương bồ hóa đờm khai khiếu
8. Nguyên khí bại thoát, Thần minh tán loạn:
Triệu chứng: Đột ngột hôn mê, chân tay mềm yếu, ra mồ hôi nhiều. Nặng hơn thì toàn thân lạnh, nặng nề, tiêu tiểu không tự chủ, lưỡi mềm, lưỡi mầu đỏ tối, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm Hoãn, Trầm Vi.
Điều trị: Ích khí, hồi dương, cố thoát.
Bài thuốc: Dùng bài Sâm phụ thang.

Nhân sâm

Phụ tử






Mồ hôi ra nhiều thêm Ngô thù du, Hoàng kỳ, Long cốt, Mẫu lệ để thu hãn, cố thoát.
Nếu có kèm ứ, thêm Đan sâm.
9. Phong trúng kinh lạc:
Pháp trị: Dưỡng huyết, khu phong, thông kinh, hoạt lạc.
Lúc mới bắt đầu, nên dùng
Bài thuốc: Đại Tần Giao Thang hoặc Đại Hoạt Lạc Đơn,
Đại tần giao thang
Tần giao
80
Qui đầu
40
Khương hoạt
40
Độc hoạt
40
Bạch chỉ
40
Bạch thược
40
Hoàng cầm
40
Tế tân
20
Thục địa
40
Bạch truật
40
Bạch linh
40
Xuyên khung
40
Cam thảo
40
Thạch cao
80


Nếu có biến chứng nóng lạnh, dùng bài Tiểu Tục Mệnh Thang.
Nếu có di chứng, có thể dùng những bài thuốc trên và nên bổ khí, trừ ứ huyết, thông kinh, hoạt lạc. Dùng
Bài thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang,
Bổ dương hoàn ngũ
Hoàng kỳ
20-120
Xuyên khung
4-10
Qui xuyên
6-10
Đào nhân
4-6
Xích thược
6-10
Hồng hoa
4-6
Địa long
6-12








10. Phong trúng tạng phủ
Bế chứng: Trừ đờm, khai khiếu.
Dương Bế: Dùng
Bài thuốc: Chí Bảo Đơn
Âm Bế: Dùng
 Bài thuốc:Tô Hợp Hương Hoàn uống kèm với Trúc lịch hòa nước cốt Gừng.
Hàm răng nghiến chặt: dùng
Bài thuốc:Tam Hỏa Thang.
Thoát Chứng: Hồi dương, cứu thoát. Dùng
Bài thuốc: Sâm Phụ Thang.
Trên đây là những bài thuốc điều trị bệnh tai biến mạch máu não của y học cổ truyền. Ngoài ra, khi bị bệnh tại biến mạch mãu não, qua cơn cấp cứu, bác sĩ khuyên dùng An Cung Rùa Vàng để bệnh nhân mau chóng bình phục với liều dùng mỗi ngày 1 viên, uống liên tục trong 3 ngày và kết hợp dùng Thông Tâm Mạch, ngày dùng 6 viên dùng liên tục trong 1 tháng. Khi bị bệnh tai biến mạch máu não, cần liên hệ tư vấn dùng thuốc miễn phí 24/24: 0963.636.301 (Phạm).

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.